Hoàn thành triển khai dự án QLT-TNCN trong toàn ngành thuế

 

Hoàn thành triển khai dự án QLT-TNCN trong toàn ngành thuế

 

Tin từ Ban quản lý dự án ứng dụng quản lý thuế TNCN, đến nay tất cả 63 Cục Thuế và 672 Chi cục Thuế đã hoàn thành việc đưa ứng dụng vào vận hành, khép lại giai đoạn hơn 3 năm xây dựng và triển khai.  


Dự án xây dựng ứng dụng quản lý thuế TNCN không chỉ đơn thuần “giải bài toán” công nghệ cho tiến trình hiện đại hoá ngành thuế mà còn giúp Việt Nam vẫn đạt yêu cầu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo bà Trương Hải Đường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Tổng cục Thuế, người đã sát cánh cùng dự án trong suốt những năm xây dựng và phát triển thì “Dự án này không chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin vào ngành thuế, mà còn đem lại nhiều bài học kinh nghiệm về việc chuẩn hoá các nghiệp vụ, quy trình quản lý thuế theo hướng hiện đại, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, nhằm đem lại hiệu quả quản lý thuế cao nhất”. 

Đến nay, dự án đã hoàn thành nhiệm vụ với đầy đủ các hạng mục, yêu cầu của Bộ Tài chính và triển khai thành công ứng dụng trong toàn ngành thuế, góp phần vào công cuộc cải cách và hiện đại hoá ngành thuế, hướng tới một nền tài chính điện tử tiên tiến và hiện đại.

Ứng dụng quản lý thuế TNCN gồm có 4 phân hệ chính:

Đăng ký thuế: Xây dựng kho dữ liệu đăng ký thuế tập trung, cập nhật mọi thông tin về NNT, xác định tính duy nhất của NNT chính xác, cấp mã số thuế nhanh chóng, tự động xác định nghĩa vụ kê khai cho NNT và tổ chức chi trả.

Xử lý tờ khai- chứng từ: Hỗ trợ việc kiểm soát nghĩa vụ nộp tờ khai thuế; xác định, kiểm tra các thông tin kê khai thuế; hỗ trợ đưa các tờ khai vào danh sách tờ khai cần xử lý; Cho phép tiếp nhận thông tin về chứng từ thu nộp thuế qua nhiều kênh khác nhau như cập nhật thủ công hoặc qua mạng Internet, qua tệp dữ liệu…

Kế toán thuế: Được hạch toán trên hệ thống tài khoản kế toán (mỗi NNT có 1 tài khoản, còn cơ quan thuế có hệ thống tài khoản được hạch toán kép); Tuân thủ và phản ánh đúng nghiệp vụ kế toán thuế, mỗi nghiệp vụ phát sinh được hạch toán tự động theo nguyên tắc hạch toán nợ/có vào các tài khoản chi tiết của NNT, đồng thời hạch toán nợ/có trên các tài khoản tổng hợp về số thu của cơ quan thuế; Cho phép lập báo cáo tổng hợp và chi tiết về số thu, nộp của cơ quan thuế theo nhiều tiêu chí khác nhau, có thể tích hợp với hệ thống kế toán ngân sách bên ngoài.

Quản lý nợ: Xác định danh sách và phân loại nợ thuế; Đề xuất danh sách đối tượng cần đôn đốc thu nợ; Xây dựng các kế hoạch thu nợ; Hỗ trợ in các thông báo đôn đốc thu nợ thuế; Theo dõi quá trình thu nợ và áp dụng các biện pháp thu nợ; Lập báo cáo phân tích nợ và kết quả thực hiện đôn đốc thu nợ theo các tiêu chí khác nhau.

Bài viết liên quan: